Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Thoái hoá khớp háng ở người trẻ

Thoái hóa khớp háng trước đây là căn bệnh chủ yếu chỉ gặp ở những người trưởng thành hay người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thoái hoá khớp háng ở người trẻ đang có dấu hiệu tăng lên nhanh chóng. 
Tỷ lệ phụ nữ bị mắc phải căn bệnh này thường chiếm khoảng 2/3 tổng số bệnh nhân so với con số tương tự ở nam giới. Thoái hoá khớp háng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, mất khả năng di chuyển và vận động.

Một số nguyên nhân gây thoái hoá khớp háng ở người trẻ

Các con số thống kê đã cho thấy khoảng 50% bệnh nhân hư khớp háng bắt nguồn từ những nguyên nhân thứ phát. Các nguyên nhân thứ phát bao gồm:
- Do các cấu tạo bất thường của khớp háng và chi dưới.
- Sai khớp bẩm sinh là chứng bệnh hay gặp nhất ở các nước châu Âu (chiếm 1- 3% dân số, nữ chiếm khoảng 60%).
- Tiền sử khớp háng bị viêm (thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao…).
- Do chấn thương khớp háng, gãy cổ xương đùi, trật khớp háng (chấn thương trong lúc lao động, tập luyện, chơi thể thao,…).
- Ngoài ra, thoái hóa khớp háng là do biến chứng của các bệnh như đái tháo đường, gút, bệnh khớp do bệnh ưa chảy máu, bệnh huyết sắc tố, hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn…

Triệu chứng thoái hoá khớp háng ở người trẻ

Thoái hóa khớp háng khiến cho người bệnh đi lại vô cùng khó khăn do khớp háng phải chịu một áp lực rất lớn từ toàn bộ phần trên của cơ thể. Bệnh nhân thường sẽ cảm thấy đau ở vùng bẹn, sau đó cơn đau lan dần xuống hai bên đùi, càng cử động mạnh, đi lại nhiều hay đứng lâu thì người bệnh sẽ càng thấy đau buốt nhiều hơn. 
Khi thời tiết thay đổi thất thường, các bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và đau nhức, các cơn đau sẽ chỉ thuyên giảm dần nếu được nghỉ ngơi ngay lập tức.
Những vận động tưởng chừng như đơn giản thường ngày như leo cầu thang, ngồi xổm, đạp xe,…sẽ thực sự trở thành những thử thách vô cùng khó khăn. Khi bệnh đã chuyển biến nặng thậm chí người bệnh chỉ còn cách chống nạng hoặc nhờ người đỡ, tệ hơn nữa là phải nằm liệt giường.
Thoái hóa khớp háng ở người trẻ còn nghe thấy tiếng xương khớp kêu lạo xao mỗi khi di chuyển bởi vì tình trạng teo cơ ở đùi và mông, hẹp khe khớp, mọc gai xương gây ra.

Cách phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Trong trường hợp cảm thấy đau nhức ở các khớp xương và gặp khó khăn trong việc di chuyển, kéo dài liên tục khoảng từ hai đến ba tuần thì nên nên đến ngay các bệnh viện chuyên khoa xương khớp để được chuẩn đoán tốt nhất. Phát hiện và điều trị sớm là yếu tố hết sức quan trọng để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống và quan trọng hơn nữa là hạn chế được tối đa nguy cơ bị tàn phế. 
Thoái hóa khớp là căn bệnh thường có tiến triển khá chậm, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa và giảm bớt các cơn đau do thoái hóa sụn khớp bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, bơi lội là môn thể thao rất thích hợp đối với người bị thoái hoá khớp.
Chế độ ăn uống cũng cần đảm bảo đủ chất và khoa học. Đặc biệt là cần bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều can xi như sữa, tôm, cua ốc và dầu cá. 
Bên cạnh đó, những người bị thoái hoá khớp hay đang có nguy cơ mắc phải căn bệnh này có thể sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần chính là glucosamine, bởi vì glucosamine tham gia quá trình chuyển hóa tổng hợp tạo nên thành phần của sụn khớp.
Hiện này, mặc dù y học đã có những bước phát triển rất đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh thoái hoá khớp háng. Vì vậy, hai phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay là điều trị nội khoa nhằm giúp bệnh nhân có thể giảm bớt những cơn đau, cải thiện được các triệu chứng lâm sàng đồng thời làm chậm lại sự tiến triển của bệnh. Thứ hai là điều trị bằng phẫu thuật khi tình trạng bệnh đã nặng lên và các biện pháp nội khoa đã không còn tác dụng.
Điều trị nội khoa:
• Tạo điều kiện để khớp háng được nghỉ ngơi, kiểm soát cân nặng của bản thân để không gây thêm áp lực cho khớp háng, hạn chế đi bộ nhiều và đứng quá lâu.
• Tập vật lý trị liệu theo liệu trình được bác sĩ chỉ định, chỉ được tập các môn thể thao nhẹ nhàng như tập aerobic dưới nước, đi xe đạp…
• Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm không có steroid.
• Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya ảnh hưởng hệ thần kinh.
• Khi đau nhiều cần sử dụng các dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng.
Phẫu thuật thay khớp háng:
Giái pháp điều trị bằng phẫu thuật chỉ được tính đến khi tình trạng bệnh đã vào giai đoạn quá nặng. Bệnh nhân đau cả lúc nghỉ ngơi, vào ban đêm, trên phim chụp X-quang chỏm xương đùi đã bị biến dạng.
Thay khớp háng là giải pháp được đa số người bệnh lựa chọn, vì nó có thể giúp nhanh chóng hết đau, cuộc sống gần như trở lại như bình thường.
Tập phục hồi chức năng sau thay khớp háng đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân sớm lấy lại biên độ khớp, sớm phục hồi tốt tình trạng teo cơ hoặc tránh teo cơ. 



Ngoài ra, những người đang tiềm ẩn nguy cơ hay bị thoái hoá khớp ở mức độ nhẹ có thể cân nhắc và sử dụng sản phẩm Toạ Cốt Thống. Đây là loại thuốc chuyên trị thoái hoá khớp ở người trẻ rất hiệu quả do nhà thuốc Hoa Đà từ Mỹ bào chế nên và đã được Cục an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp chứng nhận hiệu quả rất tốt trong việc trị thoái hoá khớp và tuyệt đối an toàn đối vời người dùng.
Đừng để mặc cơn đau mà không đi điều trị, bạn có thể sẽ phải rất hối tiếc với quyết định của mình vì các di chứng đáng tiếc khi để bệnh quá nặng, sức khỏe là của bạn và hãy tự biết chăm lo cho chính bản thân mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét