Thoái hoá khớp
hiện nay đã không còn là căn bệnh thường chỉ phổ biến ở những người lớn
tuổi nữa mà đã bắt đầu có dấu hiệu “trẻ hoá”, khi số lượng người trẻ
mắc phải căn bệnh này đang tăng lên nhanh chóng. Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến thoái hoá khớp gối ở người trẻ,
chính vì vậy nên không ít người đang trăn trở đi tìm đáp án cho câu hỏi
Đau nhức khớp gối ở người trẻ tuổi là do đâu? Làm cách nào để có thể
phòng ngừa và điều trị thoái hoá khớp gối hiệu quả?
Những
chia sẻ của chúng tôi sau đây hy vọng sẽ phần nào đó giải toả được nỗi
trăn trở của những người bệnh hoặc đang có nguy cơ bị thoái hoá khớp
gối.
Theo
thời gian, cùng với sự lão hoá của các bộ phận trên cơ thể thì hệ thống
xương và các khớp chúng ta cũng phải trải qua quá trình thoái hóa tự
nhiên như vậy. Điều đó lý giải cho việc những người về già thường xuất
hiện các triệu chứng của bệnh xương khớp và đau nhức khớp gối chính là
một trong số các bệnh đó.
Vậy tại sao thoái hoá khớp gối ở người trẻ
ngày nay lại đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại của xã hội, một căn
bệnh đáng lẽ ra chỉ gặp nhiều ở tuổi già? Những lý do sau đây sẽ cho
chúng ta câu trả lời rõ ràng nhất cho vấn đề này.
Thoái hoá khớp gối ở người trẻ là do đâu?
Thoái hoá khớp gối do chấn thương
Bất
kì các chấn động mạnh nào dù mạnh hay nhẹ thì đều có thể gây những
thương tổn ở mức độ khác nhau lên hệ thống xương khớp và dĩ nhiên là khả
năng để lại các di chứng là các bệnh về khớp. Chấn thương do tai nạn ở
vùng đầu gối sẽ làm ảnh hưởng tới các dây chằng, sụn, khớp, gân, dịch
bao quanh khớp gối…tất cả đều có thể là nguyên nhân dẫn đến các chấn
thương gây đau nhức khó chịu.
Thoái hoá khớp gối do viêm tại vùng khớp gối
Phần lớn các trường hợp bị viêm tại vùng khớp gối sẽ gây nên những cơn đau vô cùng khó chịu.
– Viêm bao hoạt dịch: bao
hoạt dịch là các túi chất dịch lỏng đệm ở bên ngoài khớp gối có tác
dụng bôi trơn giúp cho khớp hoạt động được trơn tru hơn, nhưng vì một lý
do nào đó bao hoạt dịch bị rơi vào tình trạng viêm nhiễm gây nên chứng
đau nhức khớp gối vô cùng khó chịu.
– Viêm gân bánh chè: Tình
trạng này là do các thương tổn ảnh hưởng đến dây chằng nối giữa xương
bánh chè với xương ống quyển gây nên viêm gân bánh chè. Các chấn thương
dạng này làm ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của khớp xương, kéo
theo đó là tình trạng đau khớp gối dai dẳng.
– Viêm khớp: trong các trường hợp đau khớp gối có kèm theo các triệu chứng như: sưng, đỏ..thì đó chính là do viêm khớp gây ra.
Bên cạnh 2 nguyên nhân chính đã kể trên thì bệnh thoái hoá khớp gối ở người trẻ còn có thể do một số yếu tố khác gây ra như:
– Do vỡ sụn hoặc xương: Sự
thoái hóa xương hoặc sụn hay các tổn thương có thể khiến một mảnh
xương, sụn vỡ ra rồi trôi nổi bên trong cơ thể. Điều này có thể khiến
khớp gối phát ra tiếng lạo xạo mỗi khi cử động.
– Do bị trật khớp xương bánh chè: khi xương bánh chè bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu tạo nên những cơn đau nhức cực kì khó chịu.
– Do đau hông hoặc đau bàn chân: Tình
trạng đau hông hay bàn chân tưởng chừng không gây ảnh hưởng đến khớp
gối nhưng thật ra nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn đến sự thay đổi
dáng đi, từ đó khớp gối sẽ bị ảnh hưởng theo.
– Do bệnh gout: Những người bị bệnh gout sẽ có nguy cơ gặp phải chứng đau khớp gối
cao hơn so với những người khác. Bởi vì khi đó acid uric tích tụ trong
các khớp xương tạo thành các khối acid uric gây chèn ép các dây thần
kinh và cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện.
Cách chữa bệnh thoái hoá khớp gối ở người trẻ
Tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị đau khớp gối
khác nhau. Trong giai đoạn đầu, thường thì người ta sẽ tránh động đến
dao kéo mà đa phần áp dụng các biện pháp bảo tồn, hạn chế sự tác động
của bệnh tới sức khoẻ.
– Thuốc kháng viêm: các
loại thuốc này về bản chất chỉ có giúp giảm viêm, sưng và làm dịu bớt
cơn đau cho các bệnh nhân. Tuy nhiên mặt trái của việc dùng thuốc đó là
sẽ gây ra các tác dụng phụ lên hệ tiêu hoá, hại gan, thận vì vậy chỉ nên
dùng khi có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
– Tiêm thuốc corticoide: Thuốc
có khả năng đem lại hiệu quả một cách rõ rệt và kéo dài tác dụng trong
vòng vài tháng. Tuy nhiên cần phải rất cẩn trọng khi dùng thuốc vì nguy
cơ bị nhiễm trùng khớp gối là rất lớn.
Một
khi khớp gối đã bị nhiễm trùng thì việc chữa trị gặp rất nhiều khó
khăn. Ngoài ra, một số người bệnh sau khi dùng thuốc bị phù mặt, tay
chân, tăng huyết áp, xương giòn…
– Tiêm thuốc Hyarulonic acid: Hiệu
quả giảm đau sau khi tiêm sẽ kéo dài khoảng vài tháng, tuy nhiên thuốc
chỉ có tác dụng nếu được sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh và cần lưu
ý nguy cơ nhiễm trùng do tiêm.
– Nẹp gối: Hỗ trợ sự nâng đỡ, giảm áp lực dồn lên các khớp gối và giúp khớp gối vững vàng hơn.
Khi
bệnh đau khớp gối do thoái hóa đã chuyển sang giai đoạn nặng, các biện
pháp bảo tồn đã không còn tác dụng nữa thì sự lựa chọn còn lại lúc này
là phẫu thuật khớp gối. Tuỳ thuốc vào mức độ của bệnh mà các bệnh nhân
sẽ được tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp.
– Mổ nội soi: sau
khi được gây tê, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi chuyên dụng vào trong
khớp gối bằng vài đường rạch da nhỏ để kiểm tra và làm sạch khớp gối.
Sau đó dùng dao đốt điện cắt hoạt mạc đang bị viêm, loại bỏ những mạnh
sụn bong ra gây kẹt khớp và làm sạch những chổ rách của sụn chêm.
– Thay khớp nhân tạo: đối
với những trường hợp khớp gối đã bị tổn thương nghiêm trọng, thì phương
pháp tối ưu được lựa chọn đó là thay khớp gối nhân tạo. Sau khi phần
sụn bị bào mòn đã được cắt bỏ, các bác sĩ sẽ đạt một khớp nhân tạo mới
làm từ nhựa cao cấp vào trong khớp gối. Kể từ đây, vài trò đảm nhận mọi
sự vận động và chịu lực của khớp gối sẽ do bộ phận nhân tạo này phụ
trách.
Sự
phát triển của y học hiện đại đã tạo ra niềm hy vọng mới cho những
người bị thoái hóa khớp gối, đó chính là phương pháp sử dụng tế bào gốc.
Không nhiều biết đến phương pháp mới bởi vì nó khá tốn kém và đòi hỏi
trình độ tay nghề cao của các bác sĩ.
Một phương pháp phòng và chữa thoái hoá khớp gối ở người trẻ
ít tốn kém hơn nhưng lại cho kết quả điều trị rất khả quan và không có
các tác dụng phụ đó là điều trị theo Đông Y. Trong đó thuốc Toạ Cốt Thống của nhà thuốc Hoa Đà đã nhận được những phản hồi rất tốt của các bệnh nhân sau khi sử dụng qua thuốc.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng bấm vào hình bên dưới đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét