Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Phát hiện ung thư gan sớm nhờ những dấu hiệu sau

 Nhận biết các dấu hiệu ung thư gan sớm sẽ góp phần giúp bệnh nhân tìm được phương pháp điều trị và kéo dài tuổi thọ.
Gan là bộ phận rất quan trọng, được ví như “nhà máy hóa chất” của cơ thể. Gan đóng vai trò rất lớn trong quá trình chuyển hóa và tham gia sản xuất ra nhiều loại protein cần thiết, dịch mật, dự trữ glycogen, thải độc và nhiều chức năng khác.
Nhiễm virus viêm gan B, C, cùng với thói quen xấu trong sinh hoạt như ăn quá nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia, môi trường sống với nhiều hóa chất độc hại là nguyên nhân gây ra xơ gan và ung thư gan thường gặp nhất.
Các triệu chứng của bệnh ung thư gan không biểu hiện rõ nét ở giai đoạn đầu. Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần đi kiểm tra định kì 6 tháng/ lần hoặc đi khám ngay khi có những triệu chứng như đau bụng phải, ăn không ngon, vàng da, sút cân.
Dưới đây là 7 dấu hiệu sớm cho thấy một người có thể có nguy cơ mắc ung thư gan:
Giảm cân không chủ ý
Giảm cân là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư gan. Mặc dù người bệnh vẫn ăn uống một cách điều độ, khoa học, nhưng cân nặng lại giảm sút. Do đó, nếu phát hiện tình trạng giảm cân mà không phải do các tác động bên ngoài, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và phát hiện sớm.
Chán ăn hoặc cảm thấy rất no mặc dù ăn ít
Người bị bệnh gan thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng. Đây là hậu quả của việc gan bị tổn thương, suy giảm chức năng khiến dẫn đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn kém.
Buồn nôn
Cảm thấy buồn nôn và không rõ nguyên nhân, thường được coi là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư gan giai đoạn sớm.
Đau vùng gan
Gan là một trong những cơ quan nội tạng lớn nhất cơ thể, nằm ở phần trên bên phải của dạ dày. Ung thư gan có thể gây một số cơn đau liên tục hoặc ngắt quãng trong thời gian đầu, do đó nhiều người thường không chú ý nên dễ bị bỏ qua.
Vàng da
Chức năng gan suy giảm gây ra tích tụ bilirubin, một chất thải được tạo ra khi tế bào hồng cầu phân hủy. Nếu gan bị hư hỏng và không thể xử lý bilirubin, mắt và da sẽ có màu vàng.
Ngứa
Rất nhiều bệnh nhân mắc ung thư gan thường có biểu hiện trên da. Ngoài vàng da, thì ngứa da cũng là một biểu hiện cần chú ý. Thông thường, ngứa da không quá nguy hiểm nhưng nếu nổi ngứa ở một chỗ rồi lan ra khắp cơ thể, kéo dài liên tục trong một thời gian dài thì rất có thể gan đã bị tổn thương.
Mệt mỏi
Nếu cảm thấy mệt mỏi kéo dài đi kèm với một số triệu chứng khác liên quan đến gan, thì rất có thể ung thư gan đã xuất hiện. 


Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

5 thực phẩm thần kỳ giúp đẩy lùi chứng da sần vỏ cam

Nhan sắc là một yếu tố quan trọng đối với nữ giới, nhất là làm da. Theo thống kê cho thấy trong 100 người lại có khoảng 80 đến 98 người mắc phải hiện tượng sần vỏ cam.

Mặc dù không có cách chữa trị da sần vỏ cam nhưng bạn vẫn có thể sử dụng chế độ ăn hợp lý để làm mờ chúng.
1. Ớt chuông
Loại ớt này rất nhiều vitamin C. Một chén ớt chuông chứa gấp ba lần lượng vitamin C con người cần trong ngày. Đây là loại chất có thể chống lại chứng da sần vỏ cam vì nó rất quan trọng cho việc hình thành collagen, tăng cường sự đàn hồi của da, giúp da chắc khỏe.
2. Trà xanh
Uống trà xanh thúc đẩy quá trình chuyển hóa, giúp giảm cân. Vài nghiên cứu còn cho thấy chất chống oxy hóa catechin trong trà còn giúp giảm phá hủy collagen.
3. Ớt cayenne
Gia vị này giúp tăng cường chuyển hóa, tuần hoàn, trong khi tuần hoàn kém có thể đóng vai trò lớn trong việc hình thành sần vỏ cam trên da.
4. Cá hồi
Cá hồi giàu omega-3, đây là chất béo lành mạnh có tác dụng xây dựng và đảm bảo sự ổn định, tính lưu động của màng tế bào khắp cơ thể. Dầu cá còn hỗ trợ giảm xuất hiện sần vỏ cam.
5. Trà hoa cúc
Căng thẳng mạn tính có thể khiến sần vỏ cam càng xấu hơn, trà hoa cúc có tác dụng giảm căng thẳng rõ rệt bằng cách giảm hormone adrenaline và cortisol trong cơ thể.

Giải nhiệt cho mùa hè với những món ăn ngon

Chúng ta nên ăn món nào, uống thức uống gì để đảm bảo sức khỏe trong mùa hè.

Chọn thức ăn mát bổ, dễ tiêu
Việc ăn uống trong mùa hè theo Đông y phải theo nguyên tắc thanh đạm, bình bổ là chính. Như vậy, các loại thực phẩm có tính mát, vị đắng chua, bổ vừa phải sẽ được lựa chọn. Còn theo khoa học dinh dưỡng, phải đảm bảo ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm: gồm thịt, cá, trứng, sữa, đậu các loại. Chất béo: chỉ nên dùng dầu thực vật để chế biến món ăn và ăn chất béo có trong thủy hải sản. Chất đường: chủ yếu là dùng gạo, ngô, khoai, sắn, đậu... Nhóm vitamin và khoáng chất: chủ yếu là các loại rau, củ quả, ăn vào sẽ giúp cơ thể giải nhiệt nhanh chóng, bồi phụ nước và muối cho cơ thể đã bị mất do ra nhiều mồ hôi.
Trong bài viết này, xin giới thiệu đến bạn đọc các món canh chua mát bổ, ngon miệng trong mùa hè.
Nguyên liệu: mực tươi 200g, tôm tươi 150g, dứa nửa quả, cà chua 2 quả, một ít hành hoa, mùi tàu, hành khô, nước luộc gà hoặc hầm xương lợn, dầu ăn, bột nêm, mì chính.

Cách làm: mực làm sạch, cắt miếng hình chữ nhật vừa ăn; tôm bóc vỏ bỏ đầu; nửa quả dứa gọt vỏ bỏ mắt, bổ dọc làm 2, cắt miếng vừa ăn; cà chua rửa sạch bổ múi như miếng cau; hành hoa và rau mùi rửa sạch, thái nhỏ; nước luộc gà hay hầm xương 2-3 lít. Phi hành khô với dầu ăn cho thơm, cho cà chua vào xào chín. Cho tiếp mực, tôm vào xào to lửa. Đun nồi nước rồi đổ hỗn hợp vừa xào vào nồi canh. Đun sôi, cho dứa vào đun khoảng 3-5 phút để nước chua ở dứa tiết ra. Cho hành mùi vào, nêm mì chính rồi tắt bếp. Múc canh ra bát. Ăn lúc canh còn hơi nóng mới ngon.
Hà hơi giống con hàu, nhưng nhỏ hơn, vỏ xù xì hơn, thường sống bám ở thân cây sú vẹt ở vùng nước mặn. Hà nấu canh chua, có vị hơi chan chát, mằn mặn của thịt hà, kết hợp với vị chua chua của me và cà chua rất ngon miệng.

Nguyên liệu: ruột hà 300g, me 2 quả, cà chua 2 quả, dứa nửa quả, gừng, ớt, hành, răm, thì là, gia vị, dầu ăn.
Cách làm: ruột hà thả vào nồi nước, lấy tay bóp nhẹ để vỏ hà còn dính vào ruột hà rơi xuống đáy nồi; vớt ruột hà cho vào cái rá, để ráo nước. Dứa gọt vỏ, cắt bỏ mắt, thái thành từng miếng mỏng. Me luộc chín mềm, bóc vỏ, dầm nát. Cà chua rửa sạch bổ múi như miếng cau. Lá hành, răm, thì là thái nhỏ, củ hành thái nhỏ để riêng; gừng thái chỉ; ớt thái lát. Bắc nồi đổ dầu vào phi thơm củ hành; cho ruột hà vào xào, nêm 1-2 thìa nước mắm. Đổ 2-3 lít nước vào nồi đun sôi, bỏ dứa, cà chua, me (me lọc bỏ hạt). Đun sôi, cho hành răm, thì là, nêm gia vị vừa ăn, bắc ra. Múc canh ra bát tô, ăn lúc canh còn hơi nóng mới ngon.
Nguyên liệu: trùng trục cả vỏ 1kg, cà chua 2 quả, me hoặc sấu 2 quả, dấm bỗng hay mẻ, hành lá, rau răm, rau sống (xà lách hay rau diếp 0,5kg).
Cách làm: trùng trục mua về ngâm nước rồi rửa nhiều lần cho sạch bùn đất bám trên vỏ, khi đã sạch, bỏ vào nồi luộc. Cách luộc trùng trục giống như luộc ốc: đổ xâm xấp nước, đậy vung và đun sôi. Khi trùng trục đã há hết miệng là đã chín. Bắc nồi ra, vớt trùng trục ra 1 cái rổ để cho ráo nước. Gỡ lấy ruột trùng trục. Bóc phần ruột đen bỏ đi, xả qua với nước để loại bỏ hết những cát bẩn ở ruột. Nước luộc trùng trục: gạn lấy phần nước luộc trong phía trên để nấu canh. Hành, rau răm rửa sạch, thái nhỏ. Bắc nồi lên, dùng dầu ăn phi thơm hành củ, bỏ ruột trùng trục vào xào săn, tra 1-2 thìa nước mắm cho thơm, tắt bếp, múc trùng trục ra bát. Chưng cà chua với dầu ăn để tạo màu rồi đổ nước luộc trùng trục vào đun sôi. Cho dấm bỗng, me hoặc sấu vào đun sôi tiếp, cho ruột trùng trục vừa xào vào nồi canh, đun sôi, cho hành răm vào, bắc nồi ra. Múc canh ra bát tô. Ăn khi canh còn hơi nóng, kèm theo rau sống rất ngon miệng.
Một số loại nước uống mát, bổ cho mùa hè
Nước dừa: nước dừa là một thứ nước giải khát quý được nhân dân ta dùng rất phổ biến trong dịp hè. Chọn quả dừa non hoặc bánh tẻ là tốt nhất. Nước dừa rất bổ dưỡng, ngon miệng, chữa được chứng mất nước và làm cân bằng chất điện giải.
Nước chanh, nước cam: chọn chanh, cam to, mỏng vỏ. Rửa sạch, bảo quản trong tủ lạnh. Khi dùng, cắt ngang quả chanh hay cam, vắt lấy nước. Cam, chanh là hai loại quả giàu vitamin C và dưỡng chất.  Chanh và cam có vị chua, tính mát, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu.

Nước chanh leo: vừa giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể lại còn có tác dụng trẻ hóa làn da. Chanh leo dây còn gọi là chanh dây hay mác mác, rất giàu vitamin A và vitamin C; chất xơ, các chất khoáng K, Fe... Chanh leo có tác dụng sinh tân, giải khát, khai vị, lợi tiểu. Cải thiện bệnh tăng huyết áp, giải cảm, giảm béo...

Ngoài ra, các loại nước ép trái cây như: dưa hấu, quýt, bưởi, đu đủ, cà chua... đều rất tốt cho sức khỏe trong mùa hè.

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Giải nhiệt màu hè với những thực phẩm “vàng”

Mùa hè sắp đến mang theo những cơn gió khô, nóng. Không phải ai cũng thích hay dễ dàng thích nghi với khí hậu của mùa hè. Việc bổ sung những thực phẩm phù hợp sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn với sự khắc nghiệt mà mùa hè mang đến.

Theo Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TPHCM, để làm giảm cảm giác “nóng trong”, bên cạnh việc hạn chế các thực phẩm có tính nóng, cần tăng cường các loại thức ăn có tính mát, giúp giải nhiệt cho cơ thể. Trong đó, nhiều loại rau xanh có tính mát như rau đắng, rau má, rau diếp, rau đay, súp lơ, rau dền... là những thực phẩm nên dùng trong thời tiết nắng nóng. Các loại rau này vừa giúp giải nhiệt, vừa cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, các vitamin bảo vệ cơ thể, các chất khoáng vi lượng. Đặc biệt, chất xơ trong rau xanh giúp chữa và phòng ngừa táo bón, phòng ngừa tăng lipid máu dẫn đến xơ vữa động mạch, cao huyết áp, béo phì.
Bên cạnh đó, các loại nước uống làm từ đậu xanh, đậu đen, ngó sen, bơ, sắn dây, đậu ván trắng… cũng được coi là thực phẩm bổ dưỡng giúp cơ thể hạ nhiệt. “Sắn dây có vị ngọt, tính mát, tác dụng giải độc, giãn cơ, thông đại tiểu tiện. Thường dùng trong các trường hợp khát nước, cơ thể nóng nực, nôn mửa, mụn nhọt, cảm sốt, nhức đầu, phòng ngừa các loại rôm sảy phát sinh do thời tiết nóng bức. Có thể dùng củ sắn dây tươi, gọt bỏ vỏ ngoài, rửa thật sạch rồi giã nát, vắt lấy nước, hấp chín để uống, hoặc dùng bột sắn dây hòa với nước sôi, uống giải nhiệt ngày hè”, Lương y Đinh Công Bảy phân tích.
Lương y Đinh Công Bảy cho biết thêm, trong các loại trái cây có tính mát, thanh long được xem là loại quả có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải khát, làm giảm ho do nhiệt. Đặc biệt, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol của thức ăn. Do đó, người béo phì, người có hàm lượng cholesterol cao, huyết áp tăng nên ăn thanh long, nhất là trong thời tiết nóng bức. Tuy nhiên, không nên lạm dụng sử dụng thường xuyên những thực phẩm có tính hàn trên mà phải sử dụng luân phiên, không nên sử dụng một loại cho nhiều ngày. Những người có tình trạng lạnh bụng, thường đi tiêu lỏng nên thận trọng khi dùng những loại cây cỏ có tính mát, tính hàn, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, nên hạn chế ăn thịt, tăng cường ăn nghêu, sò, ốc, hến, tôm nước ngọt, cá lóc, cua đồng, cua biển… Đặc biệt, với những người bị “nóng trong”, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nên ăn thịt vịt vì thịt vịt có tính lạnh, giúp “hạ nhiệt” trong cơ thể. Đồng thời, thịt vịt cung cấp hàm lượng protein cao và có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh lý.

Bên cạnh việc ăn uống điều độ, ưu tiên các loại thực phẩm có tính mát, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, uống nhiều nước, tập luyện thể thao, ngủ đủ giấc, giảm bớt các hoạt động tĩnh (lướt web, xem tivi, chơi game,...), giữ tinh thần luôn thoải mái, không bị căng thẳng cũng là phương pháp hạn chế tình trạng cơ thể bị mệt mỏi, khó chịu. Trong đó, thường xuyên đi bơi là một trong những biện pháp vừa nâng cao sức khỏe, vừa giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè.

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Khi nào thì cần phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ đã và đang là nỗi sợ hãi của rất nhiều người. Và phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ đang làm nhiều người e ngại. Vậy khi bị thoái hóa đốt sống cổ nên phẫu thuật hay không?


Để biết chính xác thoái hóa đốt sống cổ thì phải làm xét nghiệm MRI chứ không ai có khả năng chuẩn đoán được bệnh này. Với kết quả MRI như trên thì không nên phẫu thuật. Bạn có thể tham khảo một số chỉ định mổ này để đưa ra quyết định cho mình.
  • Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng phẫu thuật [https://songkhoelavang.wordpress.com/2017/03/01/tong-hop-cach-chua-thoai-hoa-dot-song-co-bang-thao-duoc-thien-nhien/]nhằm làm giảm đau, giảm sự mất bền vũng của cột sống cổ, giảm chèn ép các rễ dây thần kinh trung ương và tủy sống.
  • Nếu như đau cổ: việc điều trị bằng các biện pháp nôi khoa không hiệu quả thì cũng chưa phải cần phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ.
  • Đối với người bị thoát vị đĩa đệm cổ sẽ được chỉ định mổ khi các biện pháp điều trị nội khoa thất bại. Người bệnh có các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ như đau cổ, đau cánh tay, rối loạn chức năng 2 chi dưới hoặc có trường hợp bao gồm cả 3 triệu chứng trên.
  • Trường hợp thoát vị đĩa đệm gây chè ép tủy cổ: Đây là biến chứng rất nặng nhưng cũng rất ít xảy ra. Biểu hiện của tình trạng này là tê tứ chi, rối loạn tiêu tiểu, sinh hoạt tình dục cũng bị rối loạn. Như vậy sẽ có chỉ định mổ giáp áp cho người bệnh.
  • Các tổn thương thần kinh tiến triển: biểu hiện này là người bệnh có cảm giác đau từ cổ lan xuống cánh tay đến các ngón tay, giảm các phản xạ của gân xương của gân nhị đầu, gân cơ cánh tay. Trường hợp này sẽ có chỉ định dùng thuốc sau đó sẽ đánh giá lại các mức độ cải thiện của các tổn thương. Nếu tình trạng không cải thiện mà còn tiến triển nặng hơn khi đó sẽ có chỉ định phẫu thuật.

Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng dược phẩm đã được bào chế sẵn "Kiên Tý Hoàn" của Đông y sĩ Cảnh Thiên.

Thông tin liên hệ

  • Hotline: 08 7308 7373
  • Tư vấn và đặt hàng: 0964 057 742 | 0948 823 407| 0906 909 406
  • Tại HCM: Tầng 3 Gia Thy Building, 158A Đào Duy Anh, phường 9, Phú Nhuận, HCM.
  • Tại Hà Nội: Số nhà 33 ngõ 61 Lạc Trung,Hai Bà Trưng,Hà Nội.

Những bài thuốc trị ho dân gian cực hay không thể bỏ qua

Cảm, sốt, ho là những bệnh phổ biến thường gặp, nhất là trong khoảng thời gian giao mùa, thay đổi thời tiết, hoạt động nhiều,…Kháng sinh sẽ giúp bệnh mau hết nhưng lại mang đến nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, để có thể chữa bệnh tốt nhất, áp dụng ngay những bài thuốc dân gian rẻ tiền, an toàn mà hiệu quả chẳng kém nhé.


Gừng

Bài thuốc trị ho từ gừng tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Để trị những cơn ho khan, ho có đờm, ho do thời tiết… các mẹ nên rửa sạch gừng, nướng nguyên vỏ cho gừng cháy xém. Sau đó lột sạch vỏ, giã nhuyễn và ép cho ra nước, cho thêm một ít mật ong, nước gừng để uống, còn bã gừng dùng để ngậm sẽ dịu bớt cơn ho.

Để bài thuốc trị ho từ gừng thêm hiệu quả, mỗi lần uống, bạn nên hâm ấm lại nước gừng. Bạn có thể làm một lần với số lượng lớn và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng dần.

Tỏi

Khi bị ho, bạn có thể lấy 4 – 5 nhánh tỏi, đập dập, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (không cần để tỏi quá nhừ). Nên để nguội, uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê.

Lá hẹ

Từ lâu lá hẹ kết hợp với mật ong, đường phèn được coi là vị thuốc chữa ho hiệu quả. Trong lá hẹ không có độc tính, dùng rất đơn giản. Bạn có thể lấy 1 nắm nhỏ lá hẹ và đường phèn hấp cách thủy rồi chắt lấy nước uống để tiêu đờm, làm dịu cơn ho.

Nếu không có lá hẹ, bạn có thể dùng các nguyên liệu khác như: cách hoa hồng bạch, hoa khế, lá tía tô, hoa hành….

Quả và lá chanh

Với quả chanh tươi, bạn nên ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút, sau đó cho vào lò vi sóng nướng kỹ. Khi chanh được nướng, những thành phần này sẽ tương tác với nhau tạo ra một dung dịch có tác dụng sát khuẩn. Để có tác dụng tốt hơn, bạn có thể pha thêm một chút mật ong, khi sử dụng dung dịch này sẽ làm ấm phổi, giảm ho, bớt khản tiếng.

Ngoài ra, lá chanh rất thích hợp với người bị ho lâu ngày không khỏi. Bạn có thể chế biến bằng cách sắc lá chanh với gừng tươi, dùng nước sắc này cơn ho dai dẳng sẽ giảm đi nhanh chóng.

Rau diếp cá

Đây là vị thuốc kháng sinh có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan. Cách làm nhanh nhất là giã nhuyễn rau diếp cá, đun nhỏ lửa cùng nước vo gạo khoảng 20 – 30 phút. Để nguội, sau đó thêm một chút đường cho dễ uống.


Lá húng chanh

Là húng chanh cũng là vị thuốc thông dụng chữa ho và viêm họng, được Bộ Y tế xếp vào danh mục 70 cây thuốc Nam thiết yếu. Húng chanh chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là carvacrol có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Trong Đông y, húng chanh có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, dùng để chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn, sốt…


Sử dụng lá húng chanh trị ho bằng cách: Rửa sạch cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1-2 lần/ngày đến khi hết ho.

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa hết không

Thoái hóa là biến đổi, chuyển đổi các mô từ dạng cấu trúc cao và tốt sang dạng cấu trúc thấp và kém chất lượng. Đặc biệt với những vị trí thường xuyên phải vận động, cúi ngửa như cổ thì quá trình thoái hóa càng diễn ra nhanh. Nhiều bệnh nhân thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi hoàn toàn được không, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây.


Xác định tư tưởng cho người bị thoái hóa đốt sống cổ


Giống như một cỗ máy, cơ thể con người là sự tổng hòa của rất nhiều bộ phận cấu thành. Theo năm tháng, từng bộ phận này trở nên “già nua”, không được như lúc đầu. Thoái hóa đốt sống cổ là một tiến trình lão hóa mãn tính của một số bộ phận như sụn, khớp, dây chằng, đĩa đệm và hệ thống những đốt xương sống theo tuổi tác. Điều này dường như đã trở thành quy luật và cũng chính bởi đặc tính này mà nhiều người coi các bệnh xương khớp là “bệnh người già”.

Tuy nhiên thực tế thì chỉ sau tuổi 30 cơ thể đã có những lão hóa. Nếu không được nhận biết và có chế độ chăm sóc đúng lúc, quá trình lão hóa này sẽ diễn ra nhanh hơn. Thường thì quá trình thoái hóa đốt sống cổ diễn ra rất âm thầm, những người không chú ý đến sức khỏe bản thân ít khi nhận ra, chỉ đến lúc nó phát lộ ra ngoài bằng những cơn đau thì mới biết.

Đốt sống cổ dễ bị tổn thương vì nó khá yếu và lại thường xuyên phải cử động liên tục. Các đối tượng dễ bị thoái hóa đốt sống cổ hơn cả là dân văn phòng, người lái xe, thợ may, hay những người thường xuyên mang vác nặng một bên vai. Căn bệnh này tuy phổ biến nhưng có một thực tế phải chấp nhận rằng hiện tại chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn được bệnh.


Vì vậy người bệnh cần xác định tư tưởng khi bị thoái hóa đốt sống cổ:


Không thể chữa thoái hóa đốt sống cổ trong vòng 1 sớm 1 chiều.

Không phải tất cả mọi người bệnh đều có phản ứng giống nhau với cùng 1 loại thuốc. Điều này có nghĩa là, tùy cơ địa khác nhau, cùng dùng 1 loại thuốc có người khỏi người không.

Phẫu thuật có thể để lại nhiều biến chứng và khả năng tái phát khá cao.

Hiện nay chưa có bất kì cách chữa thoái hóa đốt sống cổ [https://songkhoelavang.wordpress.com/2017/03/01/tong-hop-cach-chua-thoai-hoa-dot-song-co-bang-thao-duoc-thien-nhien/] khỏi hoàn toàn 100% cho tất cả các bệnh nhân.

Thông tin liên hệ

  • Hotline: 08 7308 7373 
  • Tư vấn và đặt hàng: 0964 057 742 | 0948 823 407| 0906 909 406 
  • Tại HCM: Tầng 3 Gia Thy Building, 158A Đào Duy Anh, phường 9, Phú Nhuận, HCM. 
  • Tại Hà Nội: Số nhà 33 ngõ 61 Lạc Trung,Hai Bà Trưng,Hà Nội.