Nội dung chính [Ẩn]
Hiện tượng đi đái nhiều lần thì nên khám ở đâu tại TP.HCM?
Bệnh viện Bình Dân
Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, 4, Quận 3, Hồ Chí MinhLịch làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật: 00:00 – 23:59
Bệnh viện tự hào với nhiều chuyên gia được khẳng định cả trong lẫn ngoài nước. Hiện nay, bệnh viện Bình Dân là bệnh viện chuyên khoa hạng I và là tuyến trung ương về chuyên môn kỹ thuật với trang thiết bị hiện đại và phát triển nhiều lĩnh vực chuyên sâu do các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên gia đảm trách.
Khoa Tiết niệu – Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh.Lịch làm việc: Thứ Bảy: 07:00 – 11:00
Thứ Hai – Thứ Sáu: 07:00 – 16:00
Khoa Tiết niệu – Bệnh viện Chợ Rẫy chuyên chẩn đoán và điều trị nội và ngoại khoa bệnh tiết niệu, người lớn và trẻ em. Nhận bệnh cấp cứu 24/24 giờ, làm phác đồ điều trị theo tiêu chuẩn quốc tế, luôn cập nhật do các giáo sư, tiến sĩ có học vị cao nhất đảm nhiệm. Kết hợp đào tạo, nghiên cứu với Đại học Y Dược, quốc tế. Những kỹ thuật đỉnh cao của khoa bướu, sỏi niệu, dị tật, niệu phụ khoa, niệu nhi, nam khoa, tạo hình, sỏi niệu, bàng quang hỗn loạn thần kinh, niệu nội soi: nội soi chẩn đoán, phẫu thuật nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược chiều, tán sỏi qua da, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi, mổ mở, ghép thận và điều trị sau ghép, điều trị hiện tượng đi đái nhiều lần trong ngày
Phòng khám Tiết niệu – Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh – CS1
Lịch làm việc: Thứ Bảy: 06:30 – 12:00
Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:30 – 16:30
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là Bệnh viện Công lập, Đa khoa, hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học…Điều trị bệnh lý đường Tiết niệu ( Sỏi, nang, bướu… thận, niệu quản, bàng quang ), chữa trị hiện tượng đi đái nhiều lần trong ngày, bướu phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến, bướu bàng quang, bệnh lý cầu thận, suy thận mạn…
Trung tâm sức khỏe Nam giới Men’s Health
Địa chỉ: 7B/31 Thành Thái, 14, Quận 10, Hồ Chí MinhThứ Hai – Chủ Nhật: 08:00 – 21:00
Với chi phí hợp lý cùng các trang thiết bị hiện đại nhập từ các nước tiên tiến như Đức, Pháp, Hoa Kỳ được những chuyên gia đầu ngành của Việt Nam về Nam khoa, Niệu khoa, Nội tiết, Tim mạch, Da liễu trong lĩnh vực sức khỏe Nam giới phối hợp trực tiếp tư vấn sức khỏe và điều trị.
Hiện tượng đi đái nhiều lần trong ngày nguyên nhân do đâu?
Do các bệnh đường tiết niệu
Đi tiểu nhiều lần do nguyên nhân là các bệnh đường tiết niệu gây nên. Dưới đây là một số bệnh lý về đường tiết niệu:– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Tình trạng viêm nhiễm diễn ra gây kích thích lên bàng quang và niệu đạo, để làm rỗng bàng quang dẫn đến chứng buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần. Đồng thời kèm theo đó là các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu ra máu…
– Hẹp niệu đạo: Hiện tượng hẹp niệu đạo có thể do chứng u xơ tiền liệt tuyến lành tính, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm niệu đạo mãn tính… Đi tiểu nhiều có kèm theo các triệu chứng khác như đi tiểu đau buốt, máu trong nước tiểu, dương vật sưng to…
– Viêm bàng quang kẽ: Chứng bệnh này thường không rõ nguyên nhân, các triệu chứng tiêu biểu như đau bụng dưới hoặc hố chậu, tiểu cấp, tiểu nhiều lần…
– Hội chứng bàng quang kích thích: Bàng quang co thắt không kiểm soát gây nên tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần ngay cả khi bàng quang ít nước tiểu và kèm theo là tiểu không kiểm soát
– Ung thư bàng quang: Khối u phát triển, xâm lấn, chèn ép bàng quang dẫn tới chảy máu, tiểu nhiều lần.
– Sỏi và các dị vật đường tiết niệu: Do sự xuất hiện cảu sỏi hoặc một số dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu không hết…Kèm theo đó là một số triệu chứng như tiểu đau, nước tiểu ít, đau vùng thận và có thể có máu trong nước tiểu.
– Suy tuyến thượng thận: Bệnh gây giảm tiết các hormone từ tuyến thượng thận. Các triệu chứng khác bao gồm: mệt mỏi, ăn mất ngon, sụt cân, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, huyết áp thấp, hạ đường huyết và trầm cảm.
Do bệnh lý tuyến tiền liệt
U xơ tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt tăng sinh (tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt) có thể gây chèn ép vào niệu đạo, kích thích bàng quang ngay cả khi có ít nước tiểu vẫn muốn đi tiểu dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày.Viêm tuyến tiền liệt: Xảy ra ở tuổi thanh và trung niên với các triệu chứng là tiểu nhiều lần, tiểu gấp, nước tiểu màu trắng, tiểu rắt, tiểu khó, nước tiểu chảy dạng tia nhỏ.
Do bệnh nội tiết
– Đái tháo đường: Đái tháo đường gây tiểu nhiều, ngoài ra có thể kèm theo các biểu hiện như khát nước, khô da, sụt cân…– Đái tháo nhạt: Tiểu nhiều lần do đái tháo nhạt thường đi kèm với tiểu số lượng nhiều (trên 2500 ml mỗi ngày).
Do các nguyên nhân khác
– Thần kinh tổn thương: Do tổn thương các dây thần kinh như tai biến mạch não, chấn thương tủy sống điều khiển hoạt động của bàng quang dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đi tiểu gấp…– Mệt mỏi, stress: Lo lắng mệt mỏi làm người bệnh trầm cảm, rối loạn giấc ngủ dẫn tới đi tiểu nhiều lần.
– Sử dụng thuốc lợi tiểu: Việc dùng thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp hoặc điều trị thừa dịch có thể gây tiểu nhiều lần.
– Sau xạ trị khi điều trị ung thư (tuyến tiền liệt, bàng quang hay ung thư cơ quan vùng hố chậu…)
– U vùng ngoài bàng quang: Xâm lấn, chèn ép kích thích bàng quang gây tiểu nhiều lần.
Triệu chứng thường gặp của hiện tượng đi đái nhiều lần trong ngày
– Tăng cảm giác muốn đi tiểu
– Tiểu không kiểm soát được
– Đi tiểu có cảm giác đau, tiểu buốt
– Tiểu ra máu, có máu trong nước tiểu, nước tiểu màu hồng, cục máu đông trong nước tiểu
– Đau bụng dưới
– Bàng quang căng tức gây nên hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày.
– Đau vùng lưng, hông
Nếu tiểu ra máu kèm những dấu hiệu dưới đây thì đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần được thăm khám cụ thể:
– Xuất hiện kèm với đi tiểu nhiều là sự thay đổi màu sắc hoặc độ đục trong của nước tiểu.
– Không thể nhịn tiểu được lâu gây ra hiện tượng đi đái nhiều lần trong ngày
– Tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm mà không có liên quan đến việc uống ít hay nhiều nước
– Có kèm theo các thay đổi như mệt mỏi, sút cân…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét