Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

10 mẹo giữ mắt khỏe khi dùng máy tính

Máy tính là một công cụ đắc lực giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong cuộc sống. Làm việc cường độ cao với máy tính thì việc căng thẳng là khó tránh khỏi, một trong những phần dễ bị bỏ quên đó chính là đôi mắt của bạn. Sau đây là 10 mẹo giữ mắt khỏe khi dùng máy tính.

1. Không đặt máy tính cạnh cửa sổ

Các nguồn ánh sáng chói là nguyên nhân lớn nhất làm mỏi mắt người dùng. Do vậy, bạn nên tránh đặt máy tính cạnh cửa sổ, vì sự khác biệt giữa độ sáng màn hình và ánh sáng ngoài trời sẽ làm mắt căng thẳng và khó chịu. Nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn màn hình chống chói để giảm bớt sự phản xạ khi có ánh nắng chiếu vào.

2. Điều chỉnh độ cao màn hình

Để mắt đạt độ thoải mái cao nhất, bạn nên đặt màn hình ở vị trí sao cho trung tâm màn hình nằm dưới tầm mắt của bạn từ 5-9 inch. Tức là khi ngồi thẳng và nhìn về trước, phần cạnh trên màn hình sẽ đập vào mắt bạn trước tiên.

3. Chớp mắt thường xuyên hơn

Nghiên cứu cho thấy khi nhìn vào màn hình máy tính hay một thiết bị công nghệ, mắt người dùng thường tập trung nhiều và chớp mắt ít hơn bình thường đến 3 lần. Không chớp mắt thường xuyên dẫn đến bề mặt mắt và kính áp tròng bị khô, gây cảm giác khó chịu và nhìn hình ảnh không còn rõ nét. Bạn nên đến dịch vụ chăm sóc mắt và tìm mua kính áp tròng giúp tăng độ ẩm.

4. Điều chỉnh độ sáng màn hình

Thiết lập độ sáng màn hình phù hợp sẽ giúp mắt đỡ mỏi mệt hơn. Bạn nên điều chỉnh sao cho độ sáng màn hình cân bằng với ánh sáng của môi trường xung quanh. Khi đọc tài liệu dài, bạn nên chọn đọc ở chế độ chữ trắng trên nền đen.

5. Nghỉ giải lao

felicia1491@gmail.com Instagram @chanelbagscigarettedrags Visit FS's profile on Pinterest.:


 

Làm việc thường xuyên không ngơi nghỉ suốt nhiều giờ liền làm mắt mờ dần và rất mệt mỏi. Bạn nên nghỉ giải lao theo nguyên tắc 20/20/20. Tức là, cứ sau mỗi mỗi 20 phút, bạn phải nghỉ giải lao khoảng 20 giây, trong lúc nghỉ tập trung mắt nhìn vào những vật ở khoảng cách lớn hơn 20 feet (khoảng 6 mét). Bạn nên di chuyển mắt thường xuyên để nhìn vào nhiều vật ở nhiều vị trí khác nhau.

6. Không đặt màn hình quá gần

Nếu bạn ngồi trên ghế mà có thể chạm tay vào màn hình tức là màn hình đã đặt quá gần. Để chọn vị trí phù hợp đặt màn hình, bạn áp dụng “nguyên tắc thứ ba”. Theo nguyên tắc này, bạn cho hiển thị lên màn hình một tài liệu hay nội dung email bất kỳ và di chuyển người ra sau, cho đến khi thấy tài liệu mờ dần đi thì ngừng lại. Lúc này, bạn đo khoảng cách giữa nơi bạn đứng và màn hình rồi chia làm ba. Màn hình nên được đặt ở khoảng cách sau khi chia ba.

7. Khám mắt định kỳ

Nếu thường xuyên làm việc trước máy tính, bạn phải khám mắt định kỳ hàng năm. Khi gặp vấn đề về mắt, bạn nên đến tìm gặp các bác sỹ để tìm giải pháp chữa trị.

8. Điều chỉnh ánh sáng trong nhà phù hợp

Nếu có thể, bạn nên tránh làm việc dưới ánh sáng đèn huỳnh quang trên cao, có thể dùng đèn bàn hay đèn dưới sàn nhà để thay thế. Bạn có thể thực hiện mẹo nhỏ sau để điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp: dùng một tấm gương nhỏ đặt vào màn hình máy tính, nếu trong gương có các nguồn ánh sáng rọi vào thì bạn nên tìm nơi khác để đặt máy tính, hay tắt bớt các nguồn sáng đó đi.

9. Đưa các thiết bị số ra xa tầm mắt



vestitone, cappello e borsa di paglia con sandalini. Innamorata:


Một vài nghiên cứu cho thấy khi nhìn vào nội dung trên các thiết bị kỹ thuật số làm mắt trở nên căng thẳng hơn so với nhìn vào một tờ báo in truyền thống. Do vậy, bạn nên đặt các thiết bị điện tử ra xa khỏi tầm mắt.

10. Dán tài liệu cần thiết lên màn hình

Nhiều người thường đặt máy tính ở cạnh bàn làm việc để dễ tìm kiếm tài liệu khi cần thiết. Tuy nhiên, để tra cứu tài liệu, bạn thường di chuyển toàn bộ cơ thể và tầm nhìn ra ngoài rồi lại nhìn vào màn hình gây mất tập trung. Do vậy, bạn nên dán tài liệu cần thiết lên màn hình máy tính, để mắt luôn giới hạn tầm nhìn trong phạm vi xung quanh màn hình.

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Những loại thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp

Dù hiện tại chưa có loại thuốc nào có thể trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp, tuy nhiên những loại thực phẩm dưới đây đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm đau và giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.



1. Cá chứa nhiều Omega-3:

Một số loại cá có chứa nhiều axit béo omega-3, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn ít nhất là 3-4 lạng cá, hai lần một tuần. Cá chứa nhiều Omega-3 bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá thu và cá trích.

2. Đậu nành:

Đậu nành ngoài có lợi cho tim mạch, còn có lợi cho sức khỏe của khớp.


Đậu nành cũng chứa ít chất béo, nhiều chất đạm và chất xơ.


3. Các loại dầu ăn:

Ngoài thành phần các chất béo chứa trong dầu ôliu có lợi cho tim, dầu ôliu cũng có chất oleocanthal, có tính chất tương tự như thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng chống viêm.


Quả bơ và dầu cây rum đã cho thấy có tính chất giảm cholesterol máu. Đặc biệt, dầu của quả óc chó có chứa omega-3 gấp 10 lần so với lượng omega-3 có trong dầu ô liu.


4. Quả Anh đào:

Các nghiên cứu đã cho thấy anh đào giúp làm giảm tần số các đợt cấp của bệnh gút. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các anthocyanins tìm thấy trong anh đào có tác dụng chống viêm.


Anthocyanin cũng có thể được tìm thấy trong trái cây màu đỏ và màu tím khác như dâu tây, quả mâm xôi và quả việt quất.


5. Các sản phẩm sữa:

Các sản phẩm từ sữa ít chất béo như sữa chua và pho mát có chứa nhiều canxi và vitamin D, làm tăng sức mạnh của xương. Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thụ canxi và tăng cường hệ miễn dịch.


Nếu sữa không thích hợp với bạn, chọn các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D khác như các loại rau xanh.

6. Bông cải xanh/súp lơ


Giàu vitamin K và C, bông cải xanh cũng chứa một hợp chất gọi là sulforaphane, có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của viêm xương khớp.

Bông cải xanh cũng rất giàu canxi, lợi ích cho xây dựng xương khớp.

7. Trà xanh:

Trà xanh có chứa các polyphenol, là chất chống oxy hóa làm giảm viêm và làm chậm sự phá hủy sụn.

Một chất chống oxy hóa khác trong trà xanh gọi là epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có tác dụng làm ngăn chặn sản xuất các phân tử gây tổn thương khớp ở những người bị viêm khớp dạng thấp.

8. Trái cây có múi:

Trái cây có múi - như cam, bưởi và chanh - rất giàu vitamin C. Nghiên cứu cho thấy rằng có đủ lượng vitamin C giúp cơ thể ngăn ngừa viêm khớp và duy trì khớp khỏe mạnh.

9. Ngũ cốc nguyên hạt:

Các loại ngũ cốc nguyên hạt làm giảm protein phản ứng C (CRP) trong máu. CRP là một chỉ điểm của viêm liên quan đến bệnh tim, đái tháo đường và viêm khớp dạng thấp.

Yến mạch, gạo nâu là các nguồn ngũ cốc nguyên hạt tuyệt vời.

10. Đậu:


Đậu chứa nhiều chất xơ, một chất dinh dưỡng giúp giảm yếu tố viêm CRP. Đậu cũng là một nguồn thực phẩm tuyệt vời và ít tốn kém và là nguồn protein quan trọng đối với sức khỏe cơ bắp.

Một số loại đậu rất giàu axit folic, magiê, sắt, kẽm và kali, tất cả có lợi cho tim mạch và hệ thống miễn dịch. Đậu đỏ, đậu thận đỏ và đậu pinto là những lựa chọn ưu tiên.

11. Tỏi:

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn các loại thực phẩm từ nhóm Allium - chẳng hạn như tỏi, hành tây và tỏi tây - cho thấy ít có dấu chứng sớm của viêm xương khớp. 

Các nhà nghiên cứu tin rằng hợp chất diallyl disulphine tìm thấy trong tỏi có thể hạn chế các enzym làm hư hại sụn khớp.

12. Các loại hạt:

Các loại hạt rất giàu protein, canxi, magiê, kẽm, vitamin E và axit linolenic alpha (ALA) tăng cường miễn dịch, cũng như chứa nhiều protein và chất xơ.

Các chất vừa nêu có lợi cho sức khỏe tim mạch và có lợi cho việc giảm cân. Hãy thử dùng quả óc chó, hạt thông, quả hồ trăn và quả hạnh.



Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

5 chỉ dẫn để sống hạnh phúc và vui vẻ

Đây là 5 lời khuyên của đức đạt lai lạt ma để chúng ta có thể tìm thấy hạnh phúc và vui vẻ trong cuộc sống. Đồng thời sống một cuộc sống khỏe mạnh hơn 


Bắt đầu từ chính mình
Bước đầu tiên để có một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh là tập trung vào lòng từ bi. Nhân loại sẽ hạnh phúc hơn nếu hiểu thêm và chấp nhận con người mình, từ điểm tốt tới điểm xấu. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: "Hạnh phúc chủ yếu phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của chính bạn. Nếu luôn là một người trung thực, đáng tin về mặt cảm xúc, bạn có thể tìm thấy hạnh phúc cho dù xung quanh có xảy ra vấn đề gì".
Ở đây, lòng từ bi không chỉ hướng ra ngoài mà còn dành cho bản thân. Từ bi với người khác nghĩa là nhận ra và tôn trọng nỗi đau của họ. Theo các nhà tâm lý học, hành động này làm nảy sinh sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc của bạn dành cho người đó.
Từ bi với chính mình là tử tế với bản thân ngay giữa lúc rối bời hay đau đớn về mặt tinh thần. Phó giáo sư tâm lý học giáo dục Kristin Neff tại Đại học Texas (Mỹ) giải thích lòng từ bi này khác hẳn với tự thương hại. Thay vì day lại nỗi đau và tự chỉ trích một cách cay nghiệt, bạn nhìn những thứ đã qua như một phần của kinh nghiệm nhân loại đồng thời giữ mọi suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực trong chánh niệm chứ không đồng nhất với chúng.

Tuy thường bị bỏ quên, lòng từ bi với chính mình vô cùng quan trọng. Nó khiến lòng từ bi với người khác trở nên dễ dàng, bền vững. Đức Đạt Lai Lạt Ma tin rằng càng ít chỉ trích bản thân, con người càng khỏe mạnh và rất nhiều nghiên cứu đã công nhận lời răn dạy này.

Dành thời gian suy nghĩ
Bạn sẽ dễ dàng xây dựng lòng từ bi với bản thân hơn nếu dành thời gian suy nghĩ về những gì đã trải nghiệm. Đức Đạt Lai Lạt Ma mỗi ngày đều dậy từ 3h sáng và thiền 5 tiếng đồng hồ.
Tất nhiên, bạn có lẽ không thể ngồi thiền 5 giờ nhưng chỉ 10 phút cũng vô cùng hữu ích cho quá trình tư duy. Khoa học chỉ ra thiền tác động đến não, giúp đối phó với stress hiệu quả và thúc đẩy sự đồng cảm. Thiền lâu hơn khoảng 20 phút sẽ cải thiện tâm trạng, khả năng chú ý, trí nhớ. 
Để cơn giận ra đi 
Đừng bao giờ để cơn giận chiếm ưu thế trong suy nghĩ của bạn vì nó có thể dẫn đến trầm cảm, mất ngủ, ăn vô độ, bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong sớm. Muốn xua tan cơn giận và nâng cao sức khỏe, Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên mỗi người giữ lòng từ bi trong tâm trí đồng thời ở gần những người từ bi khác.
Tiếp xúc với các giáo viên Tây Tạng suốt nhiều năm qua, phó giáo sư Neff rất ấn tượng bởi dù phải sống như người tị nạn, họ vẫn rất hạnh phúc. "Họ không chối bỏ nỗi đau mà cởi mở, giữ lấy chúng bằng tình yêu và lòng từ bi", phó giáo sư lý giải.
Giúp đỡ người khác
Chìa khóa khác dẫn đến hạnh phúc, theo lời Đức Đạt Lai Lạt Ma, là cố gắng giúp đỡ người khác: "Nếu có thể giúp đỡ người khác, dù rơi vào hoàn cảnh nào, bạn vẫn tự tin và giữ được hạnh phúc".
Sự giúp đỡ có thể bằng hình thức hoạt động tình nguyện. Bạn sẽ gắn kết hơn với xã hội, bớt cô đơn, hạn chế nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, bạn cũng chăm vận động hơn nhờ đó bảo vệ huyết áp, tăng tuổi thọ.
Đơn giản hơn, bạn hãy lắng nghe ai đó tâm sự lúc buồn bã. Không chỉ hữu ích cho đối phương, bạn còn đỡ căng thẳng và trở nên hạnh phúc.
Sống như một đứa trẻ
Lời dạy cuối cùng để đạt được cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma là sống như một đứa trẻ. Ngài quan niệm trẻ em rất thành thật và chấp nhận người khác không chút phán xét. "Chúng không quan tâm đến tôn giáo, quốc tịch hay xuất thân. Bản chất con người chính là từ bi". 
Dù con người dễ bị che lấp bởi tính cạnh tranh và chủ nghĩa duy vật, Đức Đạt Lai Lạt Ma tin rằng những cảm xúc đó đều có thể quay về nếu bạn vui tươi. Vì vậy, Ngài luôn nở nụ cười kể cả khi bàn về các vấn đề nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra người trưởng thành thường hình thành mối quan hệ tích cực và hài lòng hơn về cuộc sống nếu giữ thái độ lạc quan. Hơn thế, họ còn có xu hướng khỏe mạnh và ít lo âu.
Xem xét những lời răn dạy trên đây sẽ đem đến cho bạn sự khác biệt. "Hãy cố gắng vì một khi cố gắng, kết quả sẽ tới", Đức Đạt Lai Lạt Ma tóm gọn. "Bạn sẽ hài lòng và hạnh phúc".


Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Khi nào thì nên dùng nước muối sinh lý cho trẻ?

Với suy nghĩ hệ miễn dịch của trẻ em còn yếu, nhiều bậc phụ huynh thường dùng nước muối sinh lý sát trùng hằng ngày cho các em. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng nên sử dụng loại dược phẩm này.


Không có tác dụng
Natri Clorid 0.9% hay còn gọi là nước muối sinh lý là một loại dược phẩm lành tính được sử dụng nhiều trong y khoa và trong chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên Nước muối sinh lý chỉ có tác dụng làm lỏng mũi đặc hoặc nước mũi gây ngạt khó chụi cho bé, nên việc thường xuyên đưa nước muối sinh lý vào môi trường mắt, mũi hầu như không có tác dụng gì trong lợi ích thường nhật đối với bé đang có niêm mạc mạnh khỏe bình thường không đang đau mắt, sổ mũi, ngạt mũi.
Đối với mũi cũng vậy, niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Do đó khả năng hắt xì hơi và chảy nước mũi để giúp tống loại bụi, bẩn, khuẩn lạ, mầm bệnh ra ngoài của bé rất cao. Niêm mạc này cũng đang được hoàn thiện hàng ngày khi bé được nuôi sữa mẹ từ khi lọt lòng và sữa mẹ hoàn toàn. Hệ niêm mạc này luôn tạo ra loại chất nhờn sát khuẩn và giữ ẩm tự nhiên và loại chất nhờn tăng thêm phát sinh khi cần loại bỏ mầm bệnh (đó là khi bé chảy nhiều nước mắt, hoặc chảy nước mũi). Việc thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý gọi là "phòng bệnh" thường nhật như mô tả ở trên, có thể gây nên 2 nguy cơ, 1 là đầu nhựa của bình nhỏ mũi không sạch/ hoặc tay người chăm sóc không sạch, 2 là nước muối sinh lý làm khô chính lớp chất nhờn giữ ẩm sát khuẩn tự nhiên của niêm mạc mũi, khi có cảm giác khô như vậy lập đi lập lại thường xuyên, niêm mạc mũi sẽ tự động sản sinh ra càng lúc càng nhiều dịch nhờn hơn, có nghĩa niêm mạc mũi bị kích ứng để "tăng chất nhờn hơn nữa", nghĩa là "chảy mũi" không cần thiết, không vì một nguyên nhân nào cả.

Chỉ dùng nước muối sinh lý để rửa nhanhLượng nước mũi do bị kích ứng này tụ lại ở mũi họng, mà nhiều bố mẹ hay than phiền là con hay ngạt mũi, hay thở khò khè và hay ho. Lúc này đây, các mẹ càng gia tăng việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, tác dụng khô mũi tức thời, bé thở được ngay không ngạt mũi nữa, nhưng tiếp tục dùng nước muối sinh lý, lại tiếp tục kích ứng tạo nước mũi thành một cái vòng lẩn quẩn.
Theo đó, để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên bỏ qua thói quen "nhỏ mắt, mũi dự phòng" mỗi ngày khi bé đang khỏe mạnh. Chỉ áp dụng nước muối sinh lý khi bé sổ ngạt mũi ảnh hưởng đến ăn ngủ của bé nước muối đi từ lổ mũi bên này và thoát ra hết ở lổ mũi bên kia, chứ không phải là nhỏ mũi, có nghĩa là nước muối và nước mũi sẽ bị chảy xuống họng. Trong trường hợp bé bị nghẹt mũi hoặc viêm tuyến lệ, có thể dùng nước muối sinh lý để rửa, sau đó nên nhỏ tiếp theo 1-2 giọt sữa mẹ (nhỏ trực tiếp từ vú mẹ, không hứng vào bình nhựa). Sữa mẹ sát khuẩn, thân thiện với niêm mạc, nuôi dưỡng niêm mạc và giúp niêm mạc giữ ẩm tự nhiên. Khi bị viêm tuyến lệ hay đỏ mắt, sữa mẹ có thể được sử dụng một ngày nhiều lần (nhỏ trực tiếp từ vú mẹ, chứ k hứng vào bình nhựa) để nhỏ mắt với các loại kháng thể hiệu quả và thân thiện nhất với niêm mạc mắt của bé.
Các nghiên cứu về sữa mẹ có uy tín trên thế giới đều công nhận sữa mẹ không chỉ là thức ăn, đó là thuốc quý. Sữa mẹ cũng là thuốc thức ăn cho da và niêm mạc nữa, mẹ nào đã từng dùng sữa mẹ để dưỡng da, để uống khi đau họng, nhỏ mắt nhỏ mũi đều hiểu rõ các giá trị này. Trong 1 thìa sữa mẹ (5ml) có đến khoảng 300.000 kháng thể, trong 1 giọt sữa non có chứa đến khoảng 3.000 kháng thể với vô số tác dụng bảo vệ và diệt khuẩn. Nếu là sữa non trong 72 giờ đầu thì lượng kháng thể này còn nhiều đến từ 8 đến 12 lần, có nghĩa có đến khoảng 3 triệu kháng thể trong 1 thìa sữa non. So với sữa mẹ, nước muối sinh lý thiếu nhiều yếu tố tích cực như: nuôi dưỡng và làm ẩm niêm mạc, thân thiện với hệ men và hệ khuẩn của các vùng niêm mạc đó, mà chỉ có sữa mẹ mới làm được. Trong khi đó, tất cả các tác dụng vệ sinh và kháng khuẩn của nước muối sinh lý thì sữa mẹ đều làm được và làm được tốt hơn, vì thế theo tổng hợp Medicaldaily.com (7/2013) sữa mẹ còn được dùng để nhỏ mắt, mũi, trị viêm tai, trị hăm tã, côn trùng đốt, bỏng, giảm đau họng và dùng để chế biến các thực phẩm ăn dặm lành mạnh bổ dưỡng. Vậy với các mẹ đang nuôi con sữa mẹ, hãy ghi nhận các lợi ích và giá trị tự nhiên khi cần có thể “trong uống, ngoài thoa” này của sữa mẹ.